Tin tức
3 cơ hội lớn của thị trường BĐS Việt Nam để vươn lên bức phá trong thời gian tới
LLGroup - Thị trường BĐS Việt Nam hiện vẫn còn tồn tại nhiều dấu hiệu bất cập. Song theo ý kiến của các chuyên gia, những dấu hiệu tích cực vẫn thể hiện ra mạnh mẽ hơn, biến nước ta thành thị trường có nhiều lợi thế nổi trội so với các nước trong khu vực.
Bất động sản Việt Nam mang nhiều lợi thế bức phá
Tồn kho các dự án cũ, hệ quả của thời kì giảm sút bất động sản vẫn chưa thể giải quyết triệt để... khiến thị trường bất động sản trong nửa năm đầu tiềm ẩn những nguy cơ lớn. Tuy nhiên, nửa năm trở lại đây, thị trường đã có nhiều biến đổi tích cực, xóa đi phần nào những lo ngại trước đó.
Sau khi nghiên cứu về cứu tiềm năng phát triển bất động sản, JLL Việt Nam đúc kết được 3 cơ hội lớn của thị trường để tạo nên các bứt phá cho thời gian tới.
Cụ thể, 3 cơ hội này gồm:
- So với Đông Nam Á, tốc độ dân số thành thị nước ta tăng mạnh
Ngân hàng thế giới dự kiến mật độ dân số thị trường Việt Nam có thể sẽ đạt tỷ lệ cao nhất tại khu vực ASEAN, cụ thể tăng 2,4% mỗi năm cho đến năm 2025.
- Giai đoạn 1990 - 2016: yếu tố nhân khẩu học tăng từ 66 triệu người lên đến 91 triệu người, Việt Nam là quốc gia có mật độ dân cư xếp thứ 3 so với các nước trong khu vực ( xếp sau Indonesia, Philippines).
- Theo dự kiến, trong 2 thập kỉ tới Việt Nam sẽ đạt đến thời kì dân số vàng.
- Tỉ lệ nguồn lao động trong lĩnh vực sản xuất - dịch vụ sẽ tăng mạnh.
- 25% dân số thuộc độ tuổi dân số trẻ (10-24 tuổi), 30% độ tuổi trung bình. Trong tương lai thị trường sẽ đón lượng cầu nhà ở khá lớn và có khả năng chi trả cao.
- Thu nhập sản xuất - dịch vụ được cải thiện
- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, khai khác khoáng sản , thủy sản đạt 47%
- Tỷ lệ lao động trong ngành sản xuất - dịch vụ đã tăng đáng kể lên đến 32% tại Việt Nam. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục bứt phá, trở thành cơ sở quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng thu nhập người dân.
- Thị trường ghi nhận mức tăng về tầng lớp trung, thượng lưu
Viện Brooking đã nghiên cứu và cho biết Việt Nam có tốc độ tăng trưởng người thuộc tầng lớp trung, thượng lưu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
- Trong giai đoạn 2005 - 2015, mức tăng trưởng này là 15% mỗi năm.
- Theo dự đoán trong thời gian tới từ 2016-2020, tầng lớp này sẽ có mức tăng trưởng là 18% mỗi năm.
Tầng lớp trung, thượng lưu có nguồn thu nhập ổn định, cao, đồng thời có nhu cầu nhà ở lớn nhất so với các tầng lớp khách hàng khác trong thị trường, sẽ là cơ sở tạo tiền đề bền vững cho đầu ra của thị trường nhà ở.
Jen Phạm
L&L Group - Tin tổng hợp