Tin tức
Bất động sản Tây Bắc – làn gió mới của thị trường
LLGroup – Nếu phía Nam TP.HCM luôn đạt độ tăng trưởng cao, nhưng mang nỗi lo ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu thì việc chuyển hướng đầu tư ra khu đô thị Tây Bắc có địa thế cao ráo hơn đang được các nhà đầu tư lớn nhỏ quan tâm.
Việc các tập đoàn lớn gần đây đổ dồn về khu tây bắc TP.HCM có thể được xem như làn sóng đầu tư thứ hai. Bởi trước khi thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng (giữa năm 2008 - 2013), khu vực này cũng đã đón nhiều nhà đầu tư lớn, như Tập đoàn Berjaya (Malaysia) với dự án khu đô thị đại học quốc tế thuộc địa bàn xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, quy mô trên 900 ha và tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD. Hay Công ty TNHH Phát triển GS Củ Chi (thuộc Tập đoàn GS, Hàn Quốc) đầu tư sân golf, biệt thự 200ha tại xã Tân Thông Hội, đến năm 2012, nhà đầu tư này đã chuyển nhượng 95% cổ phần cho C.T Group (Việt Nam) với giá 24 triệu USD. Sau khi được chuyển nhượng, sân golf 36 lỗ này đã được triển khai và đổi tên thành Léman Golf - sân Golf Nhân sư và khu villas. Theo chia sẻ của C.T Group, cùng với việc tiếp tục triển khai công trình này, năm 2017, Tập đoàn sẽ bắt tay vào một dự án khác tại Củ Chi với quy mô 110ha gồm nhiều hạng mục như biệt thự, công viên.
Theo ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hiện đã có nhà đầu tư “nhòm ngó” vào những khu vực tiềm năng ở Củ Chi , nên dĩ nhiên, bất động sản sẽ tăng giá sau những thông tin liên quan đến sự có mặt của các doanh nghiệp lớn.
Chưa kể đến kế hoạch xây dựng quy hoạch của thành phố, Đô thị Tây Bắc theo quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến 2020 sẽ là một đô thị cửa ngõ với diện tích quy hoạch khoảng 6.089ha. Trong đó bao gồm một phần diện tích của xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn), xã Tân Phú Trung, xã Tân Thông Hội, xã Tân An Hội, thị trấn Củ Chi và xã Phước Hiệp (huyện Củ Chi). Cộng thêm các dự án giao thông xuyên Á- Quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, Quốc lộ 1A, tuyến metro số 2 nối Bến Thành – Tham Lương, metro số 4 nối quận 7 – Thạnh Xuân, bến xe An Sương và hệ thống xe bus kết nối với trung tâm TP và các khu vực lân cận; hệ thống cao tốc nối khu vực này với Long An, Tiền Giang và một số tỉnh biên giới với Campuchia. Từ đây có thể dễ dàng di chuyển đến các Quận trung tâm mà không lo ngại vấn đề kẹt xe.
Với cơ sở hạ tầng cùng sức hút đầu tư từ những doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản, không thể bỏ qua khu vực Tây Bắc TP.HCM khi có ý định đầu tư. Giao thông kết nối thuận tiện, môi trường sống rộng rãi và trong lành, không ảnh hưởng quá nhiều về vấn đề kẹt xe, ngập úng, hay đơn giản quá đông đúc do tập trung nhiều cơ quan hành chính chính quyền, công ty, hội sở,... Không chỉ thích hợp để đầu tư, khu vực Tây Bắc TP.HCM hoàn toàn là lựa chọn lý tưởng cho chốn đi về sau mỗi giờ làm việc căng thẳng của người dân.
Diệu Linh
LLGroup – Sưu tầm