Các ngành nghề "ăn nên làm ra" nhờ sự tăng trưởng của BĐS

Các ngành nghề "ăn nên làm ra" nhờ sự tăng trưởng của BĐS

Các ngành nghề "ăn nên làm ra" nhờ sự tăng trưởng của BĐS

Các ngành nghề "ăn nên làm ra" nhờ sự tăng trưởng của BĐS

Các ngành nghề "ăn nên làm ra" nhờ sự tăng trưởng của BĐS
Các ngành nghề "ăn nên làm ra" nhờ sự tăng trưởng của BĐS
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ KINH DOANH BĐS L&L

canhoeatonpark.com.vn

thông tin dự án eaton park

https://about.me/canhoeatonpark

https://www.behance.net/canhoeatonpark

https://www.facebook.com/canhoeatonparkthuduc

https://500px.com/p/canhoeatonpark

https://www.linkedin.com/in/canhoeatonpark

https://independent.academia.edu/canhoeatonpark

xem thông tin chi tiết dự án căn hộ Eaton Park tại đây: Eaton Park

khang điền house

dự án khang điền

dự án The Solina khang điền

thiết kế phối cảnh 3d

du an de lagi

xem thông tin chi tiết căn hộ Glory Heights tại đây: glory heights

xem thông tin chi tiết căn hộ Ak Neo tại đây: www.akneo.vn

xem thông tin chi tiết căn hộ Akari city bình tân tại đây: akari city bình tân

Thông tin chi tiết dự án City gate Tower tại đây: City gate

xem chi tiết tiến độ dự án căn hộ Eaton Park tại đây: tiến độ dự án eaton park

Căn hộ Bình Tân

www.canhoasahi.com.vn

du an de lagi binh thuan

thiet ke 3d du an bat dong san

đầu tư nhà đất

thiết kế 3d dự án

xem thông tin chi tiết căn hộ the Privia tại đây: www.canhotheprivia.com.vn

lắp đặt kho lạnh công nghiệp

chuyên mua bán bàn ghế nhựa www.ghenhua.com

Tin tức

Các ngành nghề "ăn nên làm ra" nhờ sự tăng trưởng của BĐS

09-06-2017 10:56:22 AM - 528

LLGroup – Không phát triển một cách đơn lẻ, thị trường bất động sản Việt Nam có hiệu ứng lan tỏa đến các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan. Chính vì vậy, BĐS là một ngành không thể thiếu trong nền kinh tế bởi ngoài việc tạo lập nhà ở cho người dân, đóng thuế cho nhà nước qua những dự án đầu tư BĐS, các doanh nghiệp bất động sản còn có vai trò quan trọng thúc đẩy những ngành kinh tế khác phát triển tích cực.

Các ngành nghề "ăn nên làm ra" nhờ sự tăng trưởng của BĐS

Thực tế cho thấy, nếu không có những công trình xây dựng thì sắt thép, xi măng, gạch, kính, nội thất, thiết kế, thiết bị gia dụng,… cũng mất đi cơ hội phát triển. Không nói quá khi cho rằng: một cơn hắt hơi của BĐS cũng khiến nhiều ngành nghề có liên quan điêu đứng theo. Bất động sản không phát triển lẻ loi một mình, thị trường BĐS tạo ra nhu cầu và động lực cho hàng trăm ngành nghề khác nhau phát triển. Xoay quanh BĐS là một “hệ sinh thái” kinh tế liên quan và cộng hưởng lẫn nhau.

1. BĐS khó khăn, gạch thép… cũng khốn đốn

Sự phát triển của BĐS đã kéo theo hàng chục, thậm chí là hàng trăm ngành nghề khác có cơ hội tăng trưởng. Điển hình là sắt thép, xi măng, gạch, kính, nội thất, thiết kế, thiết bị gia dụng,… Ngoài ra, một số ngành có vẻ không liên quan nhiều đến BĐS như hội họa, điêu khắc cũng có thể bị tác động bởi “sức khỏe” của BĐS. Để hình thành nên một ngôi nhà hoàn thiện cả về ngoại thất và nội thất, thì ngôi nhà hay căn hộ ấy cần hàng trăm sản phẩm đi cùng.

Mới đây, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định: Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, hiện nay nước ta có hơn 800 khu đô thị mới đang được quy hoạch kéo theo nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng tạo đà cho ngành này phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Mặc dù tăng trưởng kinh tế không có nhiều đột biến nhưng riêng trong lĩnh vực đô thị, hạ tầng và nhà ở sẽ kéo theo sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng, giúp thị trường này phát triển lạc quan với tăng trưởng khoảng 10%/năm.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Đỗ Đức Định, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu kinh tế xã hội Việt Nam cho rằng: BĐS phát triển sẽ là đầu mối kéo theo hàng loạt ngành công nghiệp có cơ hội phát triển như: sắt, thép, xi măng, thiết kế xây dựng,… Đi kèm với BĐS còn phải có giao thông. Như vậy BĐS đã khiến các ngành công nghiệp có cơ hội phát triển nhưng điều quan trọng là những ngành đi theo ấy có tận dụng được hay không.

Thực tế, nếu không có những tòa nhà, những công trình quy mô lớn thì sắt thép, xi măng, gạch, kính, nội thất, thiết kế, thiết bị gia dụng… cũng mất đi cơ hội phát triển.

Bằng chứng là từ năm 2011, BĐS “đóng băng” đã khiến nhiều ngành khác “chết” theo. Ngành thép đã bị tác động mạnh bởi thị trường bất động sản ốm yếu trong nhiều năm liền. Khó khăn của năm 2011 đã khiến 5 đến 6 doanh nghiệp ngành thép phá sản và nhiều doanh nghiệp khác “chết lâm sàng”.

Sang 2012, BĐS vẫn èo uột. Nhu cầu thép không tăng trưởng, sức tiêu thụ thấp khiến nhiều DN ngành thép có lượng hàng tồn kho tăng cao, hầu hết phải cắt giảm sản xuất. Trong 2012, sản lượng sản xuất thép xây dựng đã giảm hơn 10% trong khi tiêu thụ giảm 17%. Phải đến giai đoạn 2015 - 2016, khi BĐS dần có dấu hiệu phục hồi thì sức sống mới trở lại với ngành thép.

Còn khi BĐS đóng băng thì nhiều nhà máy xi măng cũng khó khăn. Từ đầu năm 2015 đến nay, do thị trường BĐS có nhiều tín hiệu khởi sắc nên các DN xi măng cũng thoát khỏi vận hạn.

2. Doanh nghiệp lớn lên cùng sự tăng trưởng của bất động sản

Nhờ thị trường BĐS phát triển, trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu của nhiều ngành thép, gạch men, đá xây dựng, thi công,… đã đạt sự phát triển tốt với mức tăng gấp đôi, gấp ba lần.

Các doanh nghiệp xây dựng khác cũng “ăn nên làm ra” nhờ sự tăng trưởng của BĐS. Đơn cử như cổ phiếu HBC của Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình gần đây đã liên tục tăng giá. Việc trúng thầu thi công các dự án lớn về BĐS đã giúp công ty này đạt mức tăng trưởng ấn tượng thời gian qua.

Một công ty có tên tuổi khác trong lĩnh vực xây dựng là Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) cũng không chịu kém cạnh. Trong 2 tháng trở lại đây giá cổ phiếu CTD đã tăng lên 18,7% và giá tiến sát mức 200.000 đồng/cổ phiếu. Coteccons cũng chính là đối tác của những chủ đầu tư bất động sản lớn. Và mỗi lần công bố trở thành nhà thầu cho các dự án của các ông lớn BĐS thì lập tức cổ phiếu CTD có biến động tích cực.

Một tên tuổi thi công lớn thường được nhắc đến khi nói đến BĐS là Long Giang. Đây là nhà thi công nền móng bằng phương pháp khoan cọc nhồi. Thị trường BĐS, nhất là các đô thị mới, nhà cao tầng ngày càng nhiều là cơ hội cho Long Giang phát triển.

Qua đó có thể thấy, Hòa Bình, Coteccons hay Long Giang sẽ khó có cơ hội đột phá nếu không có thị trường BĐS phát triển. Báo cáo phân tích về ngành xây dựng dân dụng của Công ty CP Chứng khoán ngân hàng quân đội (MBS) đã đánh giá: Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng có sự tương quan chặt chẽ với sự phát triển của thị trường BĐS. Kể từ khi nền kinh tế hồi phục, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng đạt bình quân khoảng 4,4%/năm trong giai đoạn 2013 – 2015.

Chính sự hồi phục và triển vọng khả quan của thị trường BĐS, cũng như mức độ tăng nhanh của quá trình đô thị hóa,… sẽ là những yếu tố khiến thị trường xây dựng dân dụng phát triển hơn trong giai đoạn 2016 – 2017.

Lê Vi
LLGroup – Tin tổng hợp


Các tin khác

Đối tác

Gọi điện SMS Chỉ Đường