Tin tức
Cần công bằng khi đánh thuế căn nhà thứ 2
LLGroup – Sau khi Bộ Tài chính hoàn thành báo cáo chuyên đề về chính sách thuế với bất động sản, đề xuất đánh thuế căn nhà thứ 2 hiện đã chính thức tái khởi động và đang là điểm nóng của thị trường trong thời gian gần đây.
Đánh thuế tài sản là việc làm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đối với một số quốc gia như Canada, Australia, Malaysia… chính sách này được áp dụng triệt để nhằm tăng ngân sách nhà nước, hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản. Hơn nữa còn góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với tài sản.
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay liên tục tăng. Từ 1.400USD (năm 2013) lên 2.200 USD (năm 2016) và dự báo tới năm 2020 sẽ đạt tới 3.400USD. Việc đánh thuế tài sản hoàn toàn phù hợp với tốc độ phát triển chung tại Việt Nam.
Đề xuất lần này đem lại khá nhiều tranh cãi từ các thành viên thị trường. Một số trường hợp bố mẹ ngoại tình có con em đang làm việc và theo học tại Hà Nội hay TP.HCM mua nhà và đứng tên tạm thời. Khối tài sản thứ 2 này là số tiền có thể dành dụm cả đời để mong con cái có điều kiện sống và phát triển tốt hơn tại các thành phố lớn. Nếu đánh thuế quá cao sẽ ảnh hưởng tới quyết định mua của họ, đồng thời làm ảnh hưởng chung đến thanh khoản thị trường.
Nhiều trường hợp khác như các hộ gia đình nghèo chung sống nhiều thế hệ quá chật chội nên vay tiền mua thêm căn nữa. Thế nhưng nếu chịu thêm thuế sẽ khiến họ gặp khó.
Ngoài ra, với nhà tái định cư, nhà ở thương mại có giá trị dưới 1 tỷ đồng cũng cần được xem xét kỹ trước khi đưa vào diện đánh thuế. Nếu có cũng nên ở mức độ vừa phải để kích cầu mua nhà của người dân có nhu cầu ở thực. Dẫu sao, phân khúc khách hàng ở thị trường căn hộ giá rẻ cũng có thu nhập trung bình và dưới trung bình.
Ngoài ra, việc sửa đổi Luật Thuế tài sản cũng cần phải sửa đổi cả chính sách và cơ chế thu tiền sử dụng đất, bởi khoản này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nhà ở, khiến giá hiện nay đang cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình của người dân.
Diệu Linh
LLGroup – Tổng hợp