Tin tức
Chỉnh trang và phát triển đô thị TP HCM từ nay đến năm 2020
LLGroup – Nhằm chỉnh trang và phát triển đô thị thành phố từ nay đến năm 2020, TP HCM thực hiện chương trình di dời hơn 20.000 căn nhà nằm trên và ven kênh rạch, tập trung chủ yếu tại quận 4, 7, 8, và Bình Thạnh…
Ảnh minh họa
20.000 căn nhà này là chốn nương thân của hàng chục ngàn hộ dân trong nhiều năm qua nên hầu hết đều đã xuống cấp trầm trọng. Họ phải sống trong cảnh xập xệ, không đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Những ngôi nhà dọc theo kênh Đôi, kênh Tẻ (Q.4, Q. 8) chỉ che chắn tạm bợ bằng vật liệu như tôn, ván gỗ; không có nhà vệ sinh. Chi phí xây nhà vệ sinh vào khoảng 5 – 6 triệu đồng, là một số tiến quá lớn so với mức thu nhập của những người dân nơi đây, nên nguồn thải đều dồn hết xuống kênh rạch qua chiếc “cầu tõm” tạm bợ.
Những nổ lức của chính quyền TP trong việc điều chỉnh quy hoạch
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của UBND Q. 8, chỉ tính riêng địa bàn quận này đã có hơn 1.000 hộ không có nhà vệ sinh mà phải dùng “cầu tõm”. Các tiện nghi cơ bản như đồng hồ điện riêng, nhà vệ sinh…đều vẫn còn rất thiếu thốn. Việc nước thải sinh hoạt xả trực tiếp xuống kênh rạch làm mức độ ô nhiễm ngày càng tăng, gây ngập úng.
Sở QH-KT đang phối hợp UBND Q.8 và các sở, ngành liên quan điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 cho khu vực rộng hơn 75 ha, quy mô dân số gần 20.000 người. Chiều cao công trình dọc hai bên kênh Đôi từ 20 - 25 tầng, mật độ xây dựng 30 - 50%, phần còn lại là đất cây xanh, sân bãi và giao thông để phục vụ công tác di dời nhà trên và ven kênh rạch.
Được biết, trước đây tổng số nhà trên và ven sông, kênh, rạch trên địa bàn Q.8 có khoảng 12.369 căn. Trong thời gian qua, quận đã tổ chức di dời, giải tỏa dân để thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây (P.9, P.10, P.11); đến nay còn khoảng 9.503 căn.
Tập trung chỉnh trang nâng cao đời sống người dân
Để thực hiện công tác chỉnh trang, TP cũng đang xem xét nhiều phương án như xây dựng cơ chế tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút nguồn viện trợ quốc tế, sử dụng nguồn vốn ODA đối với các dự án thuộc chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị; rà soát những quỹ đất hiện có, nguồn nhà, đất dôi dư từ chương trình di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm... ... nhằm thực hiện phương án hoán đổi hoặc bán đấu giá, tạo nguồn vốn thực hiện chương trình; chuyển đổi một phần nhà tái định cư thuộc sở hữu nhà nước sang nhà ở xã hội, dùng quỹ nhà xã hội này để giải quyết nhu cầu nhà ở cho các hộ nghèo hoặc có thu nhập thấp không đủ điều kiện tái định cư nhưng không còn nơi ở nào khác, nhằm giảm bớt áp lực về vốn ngân sách bồi thường cho các hộ dân phải di dời...
Phó chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa khẳng định “Quan điểm của thành phố là đảm bảo bố trí tái định cư cho tất cả các hộ dân, không để gia đình nào phải ra đường để ở”.
Chỉ có tập trung vào nguồn lực chỉnh trang thì chất lượng đời sống của người dân mới được nâng cao. Hiện tại, có một số nhà đầu tư có mong muốn tham gia thực hiện dự án di dời nhà ở trên và ven kênh rạch. Riêng tại địa bàn Q.8, một doanh nghiệp có ý định đầu tư hơn 12.000 tỉ đồng để thực hiện đại dự án này. Tuy nhiên, để di dời, giải tỏa hết hơn 20.000 căn, nguồn kinh phí sẽ còn lớn hơn con số 12.000 tỉ đồng.
Jen Phạm
L&L Group – Tin tổng hợp