Tin tức
Hệ thống giao thông giúp Củ Chi phát triển vượt bậc
LLGroup - Huyện Củ Chi, TP.HCM sở hữu quỹ đất rất lớn, thế đất cũng cao nên gần như không bị ngập nước… Nếu được đầu tư hạ tầng và hệ thống giao thông thuận tiện, hợp lý thì bất động sản nơi đây sẽ “bùng nổ” trong thời gian tới.
Tháo “nút thắt” An Sương và phát triển BRT
Theo một chuyên gia của Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM, nút giao thông lớn nhất kết nối huyện Củ Chi với trung tâm TP.HCM hiện nay là nút giao thông vòng xoay An Sương – điểm giao cắt giữa quốc lộ 1A, quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) và đường Trường Chinh. Trong đó, quốc lộ 22 giữ vai trò vận chuyển hàng hóa, hành khách từ tỉnh Tây Ninh và Campuchia về trung tậm thành phố khi nối vào trục đường xuyên tâm là đường Trường Chinh, còn quốc lộ 1 đảm nhiệm lưu thông xuyên suốt giữa các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ.
Để giải quyết điểm nóng này, TP.HCM đã triển khai xây dựng nút giao thông 3 tầng tại đây, đó là hầm chui bên dưới vòng xoay An Sương, nối thẳng đường Trường Chinh với quốc lộ 22. Đây là hầm chui kép, mỗi hướng giao thông có đường hầm riêng với tổng kinh phí đầu tư hơn 514 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố.
Nhánh hầm đầu tiên thi công là nhánh hầm chui theo hướng từ đường Trường Chinh đi quốc lộ 22, về phía huyện Củ Chi (gọi tắt nhánh N1). Hiện nhánh hầm này đã được đưa vào sử dụng và chủ đầu tư đang thi công nhánh còn lại (nhánh N2).
Cũng theo vị chuyên gia trên, sau khi nút giao thông 3 tầng tại đây thi công hoàn chỉnh, sẽ giúp cải thiện tình trạng quá tải ở vòng xoay An Sương. Tuy nhiên, ngành giao thông nên nghiên cứu làm thêm tuyến BRT kết nối từ Tham Lương đến huyện Củ Chi. Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương không dừng ở Tham Lương mà kéo dài lên huyện Củ Chi. Phần dự án từ Tham Lương đến huyện Củ Chi sẽ được đầu tư sau phần từ Bến Thành – Tham Lương. Do vậy, sẽ còn phải mất khoảng thời gian khá lâu, tuyến metro mới có thể hình thành. Trước mắt, toàn tuyến quốc lộ 22 cơ bản chưa bị quá tải nên hoàn toàn có thể sắp xếp 1 làn đường dành riêng cho xe công cộng thông suốt lên huyện Củ Chi và đây sẽ là tiền đề quan trọng để phát triển vùng “đất thép”.
Tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea), cho biết Horea vừa gửi kiến nghị đến các ngành chức năng của TP.HCM, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, đưa ý tưởng “xây dựng đại lộ ven sông Sài Gòn” vào quy hoạch đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.
Theo Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải Việt Nam, tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có tổng mức đầu tư 650 triệu USD, dài gần 85km, quy mô 6 – 8 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/giờ. Tuyến đường có điểm đầu tại nút giao Thủ Đức và điểm cuối tại ngã tư giao giữa quốc lộ 22 với đường tỉnh 786, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Theo Horea, nếu có thêm đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ tăng thêm trục giao thông về phía Tây Bắc TP.HCM, phá thế độc đạo của quốc lộ 22 hiện nay.
Hệ thống giao thông hoàn thiện và phát triển sẽ giúp thị trường bất động sản Củ Chi sinh động hơn, đặc biệt là các dự án đất nền quy mô, được đầu tư bài bản và có mức giá hợp lý.
Dự án The Residence 2 sở hữu vị trí tiên phong đón đầu cửa ngõ thông thương Tây Bắc, nơi giao thoa giữa đô thị hiện đại trong không gian xanh tươi đầy phúc lành, nơi kết nối giữa hạ tầng hiện đại và tiềm năng kinh tế cao.
Ngoài những tiện ích hiện hữu như: trường học, cơ quan hành chính, UBND xã, ngân hàng, bưu điện, chợ Hóc Môn, bệnh viện đa khoa Củ Chi, bệnh viện đa khoa Xuyên Á, bến xe Củ Chi… sẵn sàng phục vụ cư dân, khu dân cư cao cấp The Residence 2 còn liền kề những khu đô thị hiện đại với quy mô lớn như: khu đô thị Vingroup 900ha, khu vườn sinh thái Safari 500ha, Vinhomes Leman Golf Course, Centre Mall Củ Chi… giúp kết nối với những giá trị vàng son trong tương lai.
Nguồn tại: Hệ thống giao thông giúp Củ Chi phát triển vượt bậc
Tag: Thông tin dự án The Residence 2 Củ Chi