Tin tức
Những động thái tích cực của các cơ quan chức năng sau gói 30.000 tỷ
L&L Group - Gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ kết thúc khiến sức mua BĐS giảm rõ rệt, thị trường BĐS cũng mất ổn định. Để duy trì tính tích cực của thị trường BĐS, Chính phủ đã đã quyết định áp dụng lãi suất vay ưu đãi mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là 4,8%/năm từ nay đến hết năm 2016, đồng thời tạo những điệu kiện thuận lợi khác hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng và hỗ trợ người dân mua nhà.
Chính phủ đã có những động thái tích cực để hỗ trợ người dân mua nhà
Số lượng giao dịch BĐS giảm mạnh khi gói 30.000 tỷ kết thúc
Một số dự án được đặt mua rất rầm rộ nhưng khách hàng cũng đành ngậm ngùi tiếc nuối khép lại ước mơ mua nhà vì gói 30.000 tỷ đã chấm dứt.
Theo thống kê, tính đến ngày 10-5-2016, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 34.826 tỷ đồng đối với 56.240 khách hàng, trong đó có 56.112 khách hàng cá nhân. Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng, đến 20-5-2016, số tiền đã giải ngân là 26.733 tỷ đồng, trong đó giải ngân cho khách hàng cá nhân là 21.667 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 năm triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ, đã có hơn 56.000 hộ gia đình có nhà ở, đồng thời, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở cũng đã thoát khỏi khó khăn nhờ nguồn tín dụng ưu đãi này. Tuy nhiên, không phải DN nghiệp nào cũng bắt kịp thời cơ. Những DN chưa kịp vay đang trông đợi một giải pháp tín dụng mới.
Đa số đối tượng chính có nhu cầu mua căn hộ chung cư hiện nay là người có thu nhập trung bình và thấp. Họ muốn chuyển từ cuộc sống nhà trọ bấp bênh, thiếu chất lượng sang cuộc sống tiện nghi và ổn định hơn tại các chung cư lớn. Tuy nhiên, chỉ thu nhập hàng tháng thì hoàn toàn không đủ để mua nhà. Vì thế, việc tái thiết lập một chính sách hỗ trợ vay vốn mới là việc làm vô cùng cấp bách.
Phương án hỗ trợ mới
Hiện nay, có 2 nguồn vốn cho DN và người dân để phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại quy mô nhỏ giá rẻ. Đó là nguồn vốn của NHCSXH và nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Vừa qua, NHNN đã chỉ định 4 ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank sẽ phải dành 3% tổng dư nợ của mình - tương đương 300 – 400.000 tỷ đồng - để cho vay với các điều kiện ưu đãi cho DN, hợp tác xã và người dân trong việc mua bán nhà ở xã hội, đồng thời ban hành Thông tư số 25 hướng dẫn điều kiện, cách thức, đối tượng cho vay, nội dung giống gói 30.000 tỷ đồng
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1013/QĐ-TTg về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại NHCSXH theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi của NHCSXH đối với các đối tượng quy định tại Nghị định sẽ là 4,8%/năm. Như vậy, người dân sẽ có thêm sự lựa chọn vay vốn tại NHCSXH để mua nhà với mức lãi suất thấp hơn gói vay 30 nghìn tỷ đồng là 0,2%/năm.
Chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội nếu được thực hiện tốt sẽ phát huy tác dụng lớn đối với đời sống xã hội cũng như góp phần giúp cho thị trường BĐS ổn định. Do đó, các cơ quan chức năng cần thúc đẩy để chính sách tín dụng ưu đãi mới cho lĩnh vực nhà ở xã hội sớm được triển khai kịp thời.
Jen Phạm
L&L Group - Tin tổng hợp