Tin tức
Những vấn đề liên quan tới việc sửa đổi thông tư 36
L&L Group - Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Dự thảo Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36. Thời gian qua, Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã tác động lớn tới dòng vốn trên nhiều thị trường, cả thị trường tiền tệ, vốn và bất động sản (BĐS). Thông tư này mới triển khai thực hiện được khoảng 1 năm song đã góp phần giúp thị trường BĐS phục hồi và tăng trưởng trong năm 2015. Việc sửa đổi thông tư 36 tạo ra không ít nghi ngại cho giới đầu tư bất động sản TP HCM.
Hội thảo sửa đổi thông tư 36 bàn về những tác động đến thị trường BĐS
Những mối lo ngại
Một trong những điểm đáng chú ý mà NHNN đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 36 về các tỷ lệ, giới hạn an toàn trong hoạt động đó là: giảm việc sửa tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống còn 40% và nâng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay kinh BĐS từ 150% lên 250%.
Đa số dự án của các doanh nghiệp bất động sản đều phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngân hàng, vì thế nếu có những thay đổi như trên thật, chắc chắn sẽ là mối lo ngại cho các ông chủ này. Lý do đơn giản bởi nếu chính sách này được ban hành thì cơ hội tiếp cận tín dụng để vay phát triển dự án của DN và mua nhà của người dân sẽ trở nên khó khăn hơn. Thậm chí đã có DN phải điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh theo hướng cắt giảm dự án, hạ chỉ tiêu kinh doanh…
Phó chủ tịch HĐQT một NHTMCP đánh giá: nếu không sửa quy định của thông tư 36, đây có thể là một trong những mầm mống làm căng thẳng lãi suất. Vì khi nguồn đầu tư vào BĐS quá nhiều, các NH thiếu nguồn buộc phải đưa lãi suất lên cao để huy động vốn đáp ứng khách hàng.
Cần nhìn xa hơi
Nếu nhìn nhận một cách xác đáng, việc vốn NH vào thị trường BĐS nhiều có thể xem là một rủi ro. Theo Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng, vốn NH chỉ nên là vốn mồi. Cơ cấu vốn BĐS nên có từ ba nguồn: Vốn tự có của NĐT; vốn của các đối tác đầu tư có thể là NĐT nội và ngoại; và vốn NH. Trong quá trình dàn xếp đầu tư, vốn NH có thể bơm ra trước, sau đó các nguồn vốn khác đưa vào thay thế chứ không nên phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay NH.
Thực tế, trong thời gian qua không chỉ NĐT nội mà cả NĐT nước ngoài, đặc biệt vốn FDI đổ vào BĐS khá nhiều. Các NĐT ngoại không chỉ tham gia nhằm mục đích đầu cơ mà họ còn phối hợp cùng các nhà phát triển BĐS trong nước tạo ra sản phẩm bán ra thị trường nước ngoài.
Theo nguồn tin của phóng viên, NHNN sẽ tạo điều kiện hỗ trợ các NH bằng cách cho các NH lộ trình để thực hiện giống như đã từng áp dụng với Thông tư 02 nhằm giúp cho các NH có thời gian để khắc phục, cơ cấu lại nguồn vốn để đảm bảo thanh khoản cho NH.
Jen Phạm
L & L Group - Tin tổng hợp