Tin tức
Tương lai tiềm năng bất động sản Củ Chi
Theo chuyên gia bất động sản: “Cùng với thị trường Long Thành, Tây Bắc Củ Chi cũng đang nằm trong chu kì tăng trưởng cùng với nhiều tiềm lực hiện có. Nhà đầu tư nên nắm chắc cơ hội này để không bỏ lỡ cơ hội làm giàu”.
Để tìm giải pháp đột phá phát triển vùng Tây bắc, giải tỏa nút thắt về giao thông kết nối với Khu đô thị (KĐT) Tây Bắc, lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý về mặt chủ trương cho phép hoàn thiện Đề án đầu tư xây dựng tuyến Đại lộ ven sông Sài Gòn nối Khu đô thị Tây Bắc với trung tâm thành phố, tạo đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển cho cả vùng kinh tế tây bắc TP Hồ Chí Minh.
Mười lăm năm năm trước, TP Hồ Chí Minh đã có chủ trương xây dựng KĐT Tây Bắc nhằm tạo động lực phát triển nhanh khu vực và các vùng giáp ranh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương sang dịch vụ đô thị, công nghiệp, góp phần cải thiện đời sống người dân. KĐT này sẽ thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là góp phần giảm áp lực dân cư, điều hòa dân số, lao động ở các khu vực tập trung quá đông và ô nhiễm trong nội thành.
Theo quy hoạch ban đầu, KĐT Tây Bắc rộng khoảng 6 nghìn ha (có thể mở rộng thêm 3 nghìn ha nữa) dựa trên khu vực trục vành đai và hành lang thuộc một phần diện tích các xã: Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn), Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, Phước Hiệp và thị trấn Củ Chi (huyện Củ Chi), có chiều dài khoảng 18 km, rộng từ 3 đến 5 km.
KĐT Tây Bắc sẽ có hai trung tâm lớn là Trung tâm đô thị Củ Chi, với chức năng dành cho lịch sử, văn hóa nghệ thuật, nhà ở thấp tầng; một trung tâm lớn khác sẽ nằm giữa kênh số 5 và số 7, là trung tâm hiện đại, có các công trình mang tầm cỡ quốc tế. Hai trung tâm này sẽ hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Ngoài “cặp đôi đô thị” trên, còn có các trung tâm thứ cấp với nhiều chức năng khác nhau. Ở vị trí góc phía nam sẽ dành riêng để xây dựng cơ sở hạ tầng như trạm điện, nhà máy xử lý nước… Không gian cây xanh được xác định theo khu vực nhưng sẽ được kết nối với nhau…
Định hướng phát triển khi xây dựng KĐT Tây Bắc là sử dụng hệ thống kênh rạch hiện hữu kết hợp cây xanh, liên kết các vành đai xanh và hành lang xanh với kích cỡ khác nhau, tạo nên các tế bào xanh với sự đa dạng về sử dụng đất. Không gian đô thị định hướng phát triển theo bốn chủ đề: Sống – Làm việc – Vui chơi – Phát triển.
Theo các chuyên gia kinh tế, vùng tây bắc TP Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng, lợi thế với độ cao nền đất và quỹ đất sạch lớn là một hướng phát triển tất yếu mà thành phố sẽ tận dụng. Mặt khác, dù không nằm trong hướng trọng điểm phát triển của thành phố nhưng vùng đất này vẫn có sức bật rất tốt nhờ ưu điểm hạ tầng tốt, gần trung tâm, thuận lợi cho cảng biển… cho nên thu hút được nhà đầu tư và nhiều cư dân đến sinh sống cũng như giàu tiềm năng phát triển thị trường bất động sản.
Sự phát triển của khu Tây Bắc đang kéo các vùng đất khác của Long An, Bình Dương và Tây Ninh phát triển theo, với sự hình thành của các khu công nghiệp, khu dân cư… Tuy nhiên, sau nhiều năm thai nghén, thành phố cũng có nhiều chủ trương mở để kêu gọi đầu tư, nhưng vì nhiều lý do, trong đó, nguyên nhân chính là do lỗ hổng về hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội chưa phát triển, cho nên chưa đủ lực để đánh thức vùng đất này.