Tin tức
Việt Nam tiếp bước thế giới trong xu hướng an cư tại những toà nhà chọc trời
L&L Group - Từ hàng chục năm trước, cư dân các nước phát triển đã lựa chọn sinh sống trong những căn hộ tại các toà nhà chọc trời. Đến nay, xu hướng ấy vẫn còn phát triển mạnh bởi những tiện ích mà nó mang lại. Tiếp bước thế giới, Việt Nam cũng đang trên đà xây dựng và nâng cao chất lượng các toà nhà chọc trời để đáp ứng nhu cầu an cư ngày một cao của người dân.
Xây dựng nhà chọc trời là xu hướng của các quốc gia phát triển từ nhiều năm qua
Trong thời buổi hiện tại, "những toà nhà chọc trời" xuất hiện trên thế giới ngày một nhiều hơn. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy quỹ đất của quốc gia đó đang dần hạn hẹp mà còn khẳng định được tiềm lực kinh tế của quốc gia, của giới đầu tư BĐS và của cả người sở hữu căn hộ trên cao đó.
Trên thế giới, khi nhắc đến "những toà nhà chọc trời", chắc chắn phải kể đến toà 15 Central Park West nằm tại góc đường West 61st St. và Central Park West của New York, toà Princess Tower tại Dubai, United Arab Emirate với chiều cao 414m, toà World One ở Mumbai Ấn Độ cao 442m, và toà Park Avenue ở New York 425m…
Rất nhiều người nổi tiếng, người giàu có lựa chọn sinh sống trong những toà nhà cao tầng thay vì sống biệt lập ở ngoại ô vì những lý do sau:
- Liên hiệp hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) cho hay, đối với các toà nhà chọc trời, yêu cầu và các điều kiện về xây dựng, thiết kế, kiến trúc chặt chẽ và khắt khe hơn nhiều so với các toà nhà có số tầng dưới 50.
- Nhà chọc trời có kết cấu khung sườn chịu lực bằng thép, sử dụng dạng tường treo chứ không dùng tường chịu lực theo truyền thống. Do vậy, hầu hết những nhà chọc trời đều sử dụng khung sườn thép cho phép công trình đạt được chiều cao tối đa lớn hơn so với các công trình sử dụng kết cấu bê tông cốt thép.
- Ngoài ra, sống ở "những toà nhà chọc trời", chủ nhân còn có thể tận hưởng được view nhìn cực kỳ đẹp, không bị vật cản che khuất, bầu không khó trong lành...
Việt Nam cũng đang dần tiếp bước xu hướng ấy. Nước ta học hỏi công nghệ tiên tiến của nước ngoài và áp dụng trong công tác xây dựng ở Việt Nam, chẳng hạn như sử dụng bê tông cường độ nén cao để giảm thiểu kích thước kết cấu cũng như giảm lượng khí thải CO2. Những toà nhà này đều được thiết kế kháng chấn, chịu được động đất ở cấp cao nhất.
Quả thật, xây dựng nhà cao tầng là xu hướng chung của thế giới. Việc Việt Nam học hỏi và tiếp bước là điều tất yếu để dễ dàng hội nhập và phát triển. Sống trong những căn hộ nhà cao tầng, chủ nhân sẽ cảm nhận được sự khác biệt rất lớn so với nhà phố hay nhà ở ngoại ô.
Trong tương lại, "những toà nhà chọc trời" sẽ còn xuất hiện nhiều hơn nữa ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố phát triển mạnh như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... mang lại nét thẩm mỹ và đẳng cấp cho quốc gia cũng như khẳng định sự phát triển của nền kinh tế.
Jen Phạm